Máy phát điện ít khi được sử dụng trong thành phố nhưng ở các khu vực ngoại thành hay các vùng quê hẻo lánh, nơi vẫn thường xuyên mất điện lại rất được trọng dụng do nhu cầu sử dụng điện cao.
Điện máy phát cũng được sử dụng nhiều trong các công trường nơi chưa có điện lưới phủ đến hoặc chỉ đơn giản là họ không muốn dùng điện lưới vì điện yếu… thôi không lan man nữa, vào vấn đề chính nào.
Đã là máy thì sẽ có hao mòn, sẽ có hỏng hóc, vấn đề ở đây là máy phát điện bị cháy và ta phải quấn lại. Sẽ phải lưu ý những gì khi quấn lại máy phát điện?
Bài viết sẽ được cập nhật thêm trong thời gian tới, hãy quay lại vào tương lai nếu chưa thấy thông tin bạn cần nhé!
Quấn và đấu củ phát điện 1 pha
Củ phát 1400 chạy máy dầu (không đồng bộ)
Với củ phát 1400 chúng ta sẽ có:
- 4 cuộn phát chính.
- 4 cuộn kích từ chính.
- 4 cuộn kích từ phụ.
Cuộn phát chính và cuộn kích từ chính anh em cứ chặt ra quấn lại như nguyên bản của nó.
Cuộn kích từ phụ rơi vào khoảng 3 đến 7 vòng tùy công suất.
Cách đấu các cuộn:
- Các cuộn phát chính, cuộn kích từ chính, cuộn kích từ phụ sẽ đấu sang pin nối tiếp cùng tên (đầu – đầu)
- 2 đầu dây cuộn phát chính sẽ ra ngoài và là dây cấp nguồn ra.
- 2 cuộn còn lại ta lấy đầu cuộn kích từ chính đấu với cuối cuộn kích từ phụ.
- Còn lại 2 đầu dây ta cho ra than.
Chi tiết cách vào dây và cách đấu ở video bên dưới:
Củ phát 2800 máy dầu (đồng bộ) có nạp ắc quy và bo AVR
giống như động cơ 2 cực, ta quấn như sau:
- 2 cuộn phát chính.
- 1 cuộn kích thích (đè vào phát chính quấn tầm 3V)
- 2 cuộn kích từ ( quấn khoảng 23 đến 24V) (quấn 1 cuộn mẹ con 2 và 1 cuộn đơn)
- 1 cuộn nạp ắc quy tùy vào ắc quy sử dụng mà ta quấn cuộn này cho hợp lý (vào ở nửa bên kia của cuộn kích từ đơn)
Tùy vào nhu cầu sử dụng, trong trường hợp này máy có ra 110V nên ta sẽ giữ nguyên 4 đầu ra.
Phần phát chính sẽ có 6 đầu dây, 4 đầu của phát chính và 2 đầu kích thích. Ta đấu nối tiếp đầu cuối cuộn kích thích với cuộn phát chính đè vào nhau.
2 đầu kích thích ra ngoài, 4 đầu phát chính cũng đưa ra ngoài 2 đầu cuối sẽ là 220V, 2 đầu giữa ra đấu nối tiếp với nhau để lấy 110V.
Cuộn kích từ sang bin như bình thường, cuộn nạp ra ngoài thẳng và đấu vào jack nếu có.
Chi tiết xem video bên dưới:
Củ phát 2800 máy xăng (đồng bộ) chạy chổi than
Với củ phát 2800 thì cũng như động cơ 2800 thôi, chúng ta vẫn sẽ có 2 cực:
- 2 cuộn phát chính.
- 2 cuộn kích từ.
- 2 cuộn kích phát (cuộn này đặt cùng cuộn phát chính luôn).
Nếu cuộn phát chính là 220V thì cuộn kích phát tầm 18 đến 24V. Anh em lấy tổng số vòng cuộn phát chính chia cho 220V sẽ ra bao nhiêu vòng 1V, sau đó dùng số vòng đó nhân với điện áp cuộn kích phát sẽ ra số vòng cần quấn.
Chi tiết vào dây thì xem video dưới đây ạ
Cách đấu các cuộn của củ phát xăng 2800:
- Các cuộn ta vẫn sẽ đấu nối tiếp cùng tên như bthg (đầu – đầu)
- Sau khi đấu nối tiếp xong ta sẽ được:
- 2 đầu cuộn phát chính ra ngoài, cấp tải.
- 2 đầu cuộn kích phát vào dây xanh của AVR
- 2 đầu dây kích từ vào 2 dây vàng của AVR
- 1 đầu cuộn phát chính sẽ đi chung với 1 đầu cuộn kích phát.
Củ phát xăng 2800 chạy tụ Honda
Cũng như động cơ 2800, nó cũng có 2 cực, bao gồm:
- 2 cuộn phát chính.
- 2 cuộn kích từ.
Các cuộn phát chính được quấn kép với 2 sợi đi song song với nhau và sẽ đưa ra ngoài 4 sợi. (mỗi một cặp phát chính cho ra điện 110, 2 cặp sẽ cho ra 220V)
Hoặc anh em có thể quấn đi đơn nhưng máy sẽ không phát ra 110V nữa (nếu quấn đơn thì cuộn phát ra thẳng điện luôn mà không cần đấu qua hệ thống điện của hãng nữa).
Bước vào dây 1 – 6. Bỏ trống 1 khe ở giữa.
Còn phần kích từ ta vẫn quấn như bình thường, 2 dây kích từ ra tụ.
Dây phát chính ra 4 dây ra nguồn, đấu như động cơ nhật bãi lúc chuyển về 220V
Quấn chuyển củ phát 110V lên 220V
Về cách này thì ta hiểu đơn giản như với số vòng hiện tại thì máy phát ra điện 110V, giờ ta nâng gấp đôi số vòng lên và tính toán sao cho cỡ dây vừa với rãnh quấn thì sẽ ra được điện 220V.
Cách đấu dây cũng vậy, thực chất họ dùng 2 cuộn là để vừa có thể phát được 220V mà khi cần vẫn có thể đấu lại về 110V mà không cần quấn lại. Chi tiết anh em xem trong video
Quấn và đấu củ phát 3 pha
Sơ đồ đấu máy phát Nga 3 pha có đi kèm 3 biến áp
Đặc điểm nhận dạng: máy phát chỉ có 1 cổ góp và 3 chổi than cùng chạy trên cổ góp đó, máy có đi kèm với 3 biến áp hình xuyến có chổi than và có thể tự động ổn áp (giống như biến áp trong Li-oa vậy)
Lưu ý khi đấu biến áp: Điểm đầu của biến áp sẽ là chân mát (chụm 3), điểm giữa là dây kích từ và điểm cuối là dây từ cuộn phát vào.
Dưới đây sẽ là sơ đồ đấu dây của máy phát điện kiểu này.

Cuộn phát sẽ có dây màu đỏ và cuộn kích từ có dây màu đen.
Củ phát 1400 3 pha
Vào dây cuộn phát giống hệt động cơ 3 pha 1400 thông thường, thường củ phát này sẽ được quấn đồng khuôn.
Kích từ cũng có số cuộn tương ứng với một động cơ 3 pha thông thường nên ta có thể hiểu như là 2 chiếc động cơ 3 pha đè vào nhau cũng được
Ngoài kích từ chính thì ta cũng quấn thêm 1 cuộn kích từ phụ nữa, kích từ phụ gồm 4 cuộn (khoảng 5 đến 7 vòng) và đấu như bên máy phát 1 pha.
Đấu dây củ phát 3 pha 1400
Ta cũng đấu như động cơ 3 pha bình thường. Cả cuộn phát và cuộn kích từ đều đấu sao nhưng đầu sao của cuộn phát thì ta đưa ra ngoài với mục đích lấy điện 220.
Củ phát ô tô 28V
Quấn giống như động cơ 3 pha bình thường, không có cuộn kích từ nào cả.
Bên trong đấu sang pin đầu – cuối. ra ngoài đấu tam giác.
Quấn rotor máy phát như thế nào?
Với rô máy phát thì ta xem củ phát đó có bao nhiêu cặp cực thì quấn bằng ấy cuộn dây và đấu nối tiếp cùng tên (đầu – đầu) như bình thường thôi.
Lưu ý nhỏ khi quấn rô thì ta nên quấn xếp lớp để cuộn dây gọn và không rối, tiết kiệm được không gian trong rãnh hoặc sau khi quấn cần đổ keo AB để trong quá trình hoạt động không bị bung dây đồng ra. Bung ra lại chết công bảo hành :)))